Bảng tóm tắt các dưỡng chất thiết yếu cho cây Lúa

Bạn mong muốn tăng năng suất và chất lượng Lúa Gạo? Nhưng bạn vẫn chưa biết kỹ thuật trồng Lúa phù hợp ? Vậy hãy khám phá giải pháp dinh dưỡng cho cây từ các chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết này

Nitơ (Đạm) và Kali là hai chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng năng suất cây Lúa.

Nitơ (Đạm)

Nitơ (Đạm) là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất cây Lúa. Ví dụ như: số lượng hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, hàm lượng Protein trong gạo và do đó bón đủ lượng Đạm là rất quan trọng để Lúa đạt năng suất cao. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thiếu Nitơ (Đạm) ở cây Lúa vẫn còn phổ biến.

Nitơ (Đạm) là chất dinh dưỡng quan trọng khi giúp cây tổng hợp các Axit Amin, Axit Nucleic và diệp lục. Nên khi thiếu Nitơ (Đạm), cây sẽ còi cọc và vàng lá.

Nhìn chung, Nitơ (Đạm) có ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa so với các loại dưỡng chất khác.

Xác định lượng Đạm phù hợp để bón cho cây Lúa là cực kỳ quan trọng. Ngoài đạt được năng suất thu hoạch mong muốn, việc chọn đúng hàm lượng Đạm còn giúp giảm các khả năng tác động đến môi trường. Đây là kỹ thuật trồng Lúa quan trọng mà bạn nên nhớ.

Để xác định được lượng Nitơ (Đạm) cần bổ sung cho cây Lúa còn dựa vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ như đất, khí hậu vùng miền (đặc biệt là bức xạ mặt trời) và lượng chất dinh dưỡng khác cần bổ sung.

Đạm ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố cấu thành năng suất lúa như số bông, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và hàm lượng Protein trong hạt.

Ghi chú: Đạm ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố cấu thành năng suất lúa

  • Grain Yield (t/ha): Sản lượng thóc thu hoạch (t/ha)
  • Nitrogen applied(kg/ha): Lượng Nitơ (Đạm) bón cho cây
  • Number of tiller m2 at 60 DAT: số lượng nhánh trên 1 m2 ở giai đoạn 60 ngày sau cấy
  • Number of tiller: số lượng nhánh
  • Panicles per m2: số bông trên 1 m2
  • Filled grains per panicle: Số hạt chắc trên một bông

Trong đất lúa ngập nước, NH4 + là dạng N chính có sẵn. Tuy nhiên, cả hai dạng N được hấp thụ một cách hiệu quả bởi cây lúa. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng việc thêm NO3- vào dung dịch dinh dưỡng đã làm tăng lên đáng kể sự tăng trưởng N và thu nhận N. NO3-N không nên được bổ sung như lớp nền vì nó sẽ chịu tổn hại cao từ phản ứng khử nitrat. Ngược lại, đối với cây lúa đã bén rễ, phát triển tốt sẽ hấp thụ hiệu quả hoàn toàn NO3-N trước khi phần lớn NO3-N được cho vào sẽ bị khử nitrat

Các khuyến nghị chung về Nitơ (Đạm)

  • Bón 15-20 kg Đạm (N) trên mỗi tấn thóc thu hoạch N / t (mùa mưa thu hoạch ít hơn so với mùa khô).
  • Khuyến cáo bón phân Đạm (N) 2-3 lần (mùa mưa) hoặc 3-4 lần (mùa khô).
  • Đất màu mỡ (đạt > 3,4 tấn/ ha năng suất thường không cần bón lót Đạm
  • Lúa lai luôn đòi hỏi phải bón lót Đạm
  • Lượng Đạm Nitơ cây cần nhiều nhất là giai đoạn giữa đẻ nhánh và hình thành bông
  • Khác với Lân và Kali, hiệu lực tồn dư của Đạm là rất nhỏ

Tham khảo: Dobermann và Fairhurst, 2000

Lân

Lân có chức năng lưu trữ, chuyển đổi năng lượng và bảo vệ màng sinh chất cho cây. Lân là yếu tố chuyển vị trong cây, có tác dụng thúc đẩy đẻ nhánh, phát triển bộ rễ và trổ bông sớm.

Lân rất cần thiết cho giai đoạn mới phát triển của cây (như giai đoạn đẻ nhánh). Lân cần trong giai đoạn mà bộ rễ chưa phát triển đầy đủ và lượng Lân trong đất không cao.

Các dấu hiệu nhận biết cây lúa đang thiếu Lân:

  • Cây có màu xanh đậm, còi cọc với lá mọc thẳng và đẻ nhánh chậm 
  • Thân cây mỏng, cứng và chậm phát triển lá non trông có vẻ khỏe mạnh nhưng lá già dần chuyển sang nâu và chết thiếu lân ở mức vừa phải rất khó nhận ra vì không có dấu hiệu rõ ràng

Nguyên nhân gây thiếu Lân

  • Đất chứa Lân ở dạng khó hấp thu (ví dụ: đất phèn chứa một lượng lớn ion nhôm sắt ( Al và Fe) dẫn đến sự hình thành các hợp chất Lân không hòa tan khó tiêu ở mức pH thấp.)
  • Bón không đủ phân Lân khoáng 
  • Thiếu Lân thường hay gặp ở Lúa gieo sạ trực tiếp, mật độ cao và bộ rễ ăn nông

Các khuyến nghị chung về bổ sung Lân

Để duy trì năng suất Lúa từ 5-7 tấn/ha đồng thời bổ sung lại cho đất lượng Lân mà cây Lúa và hạt Lúa đã lấy đi thì cần bón 15-30 kg P.ha (tương đương 35-70 P2O5/ha)

Phân bón lá chứa Lân phun vào giai đoạn trước trổ cũng là một biện pháp hiệu quả làm tăng năng suất Lúa trên đất nghèo Lân. Lân bón lá  được phun trực tiếp lên cây là biện pháp hiệu quả để tăng năng suất Lúa trên đất nghèo Lân. 

Vì vậy, bổ sung Lân đúng lúc và kịp thời là kỹ thuật trồng Lúa cần thiết bạn nên áp dụng.

Kali

Kali có chức năng khác là thẩm thấu, kích hoạt Enzyme, điều hòa sự thoát hơi nước qua lá, thân qua khí khổng và quá trình vận chuyển các chất đồng hóa của cây.
Kali giúp các tế bào thực vật thêm cứng cáp hơn nhờ tham gia vào quá trình hình thành màng tế bào cứng. Mặc dù Kali không tác động đến việc ra nhánh của Lúa nhưng nó có tác dụng tăng rõ rệt số lượng hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt.
Hiểu rõ chức năng của Kali giúp bạn có thêm kiến thức về kỹ thuật trồng Lúa. Nhờ đó, bạn có điều chỉnh về thời gian cũng như số lượng phân bón sao cho phù hợp.

Dấu hiệu thiếu Kali:

Cây màu xanh tối với rìa lá màu nâu vàng hoặc những đốm hoại tử màu nâu đầu tiên xuất hiện trên chóp lá
Có thể có các triệu chứng khác như tăng tỷ lệ đổ ngã, tỷ lệ lây nhiễm và mắc bệnh cao hơn, lá nhanh lão hóa, lá bị héo và cuộn lại nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Tỷ lệ hạt lép cao.
Nên muốn nâng cao năng suất thu hoạch, hãy ghi nhớ những dấu hiệu nhận biết cây lúa thiếu Kali. Vì đây là kỹ thuật trồng Lúa mà các chuyên gia khuyến cáo nhằm giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Các khuyến nghị chung về bổ sung K:

Để lúa đạt năng suất từ 5-7 tấn/ha cần bón bổ sung 20-100K/ ha (24-120 K2O/ha) do đất hằng năm bị lấy đi đáng kể lượng kali qua rơm rạ và hạt lúa

Lúa lai tạo luôn cần một lượng phân bón Kali (60-120 K2O/ha cho mọi loại đất) nhiều hơn các loại giống Lúa thuần khác.

Canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào và sự vững chắc của vách tế bào .
Để bổ sung kiến thức về kỹ thuật trồng Lúa, bạn hãy đọc tiếp bài viết này.
 

Các dấu hiệu nhận biết cây lúa thiếu Canxi:

  • Canxi là yếu tố không chuyển vị trong cây nên các triệu chứng thiếu Canxi sẽ xảy ra ở những lá non trước 
  • Lá và đọt non sẽ xuất hiện các đốm nâu hoại tử, rồi cuộn xoắn lại.
  • Canxi tăng sức đề kháng cho cây để cây phòng chống các bệnh phổ biến như bệnh cháy lá do vi khuẩn.

Sự thiếu hụt Canxi ảnh khiến sự phát triển và chức năng của rễ bị suy giảm. Thêm vào đó, cây Lúa có thể dễ bị nhiễm độc Sắt. Nên để nâng cao kỹ thuật trồng Lúa, bạn cần bổ sung thêm kiến thức về phần dưỡng chất này.

Thiếu Canxi thường xảy ra phổ biến ở chua, thấm lậu cao và khả năng trao đổi Cation kém. Trên đất phèn thiếu Canxi làm cho cây sinh trưởng kém (Rorison, 1973) 

Canxi và Magie là chất dinh dưỡng cần thiết để bón cho cây khi trồng trên đất phèn  Hai dưỡng chất này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất khô (Attanandana, 1982)

Các khuyến nghị về bổ sung Canxi cho lúa:

  • Tái sử dụng rơm rạ rải trên ruộng là cách để tận dụng nguồn Canxi có sẵn
  • Bón phân YaraLiva Tropicote( CaNO3) trong cuối giai đoạn phát triển để tăng hàm lượng Ca trong cây.

Lưu huỳnh

Lưu huỳnh là thành phần của các Axit Amin Cysteine, Cysteine và Methionine. Lưu Huỳnh có trong hormone thực vật Thiamine và Biotin (có liên quan đến chuyển hóa Carbohydrate).

Dấu hiệu nhận biết thiếu Lưu huỳnh:

  • Thân và lá có màu xanh nhạt.
  • Phần đầu lá có thể bị hoại tử .
  • Các triệu chứng thiếu Lưu Huỳnh tương tự như các triệu chứng thiếu Đạm. Phân tích mô thực vật có thể là biện pháp quan trọng để xác định thiếu Lưu huỳnh
  • Thiếu Lưu huỳnh cần phát hiện kịp thời để can thiệp để không ảnh hưởng đến năng suất  
  • Khác với triệu chứng thiếu Đạm, thiếu Lưu Huỳnh thì là vàng nhợt nhạt hơn
  • Mức độ thiếu Lưu Huỳnh nghiêm trọng thường hay xảy ra giữa giai đoạn đẻ nhánh và trổ bông khi nồng độ Lưu Huỳnh <0,1%  hoặc tỷ lệ Đạm: Lưu Huỳnh > 15 cho thấy cây đang bị thiếu Lưu Huỳnh (Blair et al. 1980, In: Dobermann et al. 1998).

Cách khắc phục:

  • Biện pháp vùi rơm rạ thay vì bỏ hay đốt chúng. 
  • Lưu Huỳnh thường không ở dạng dễ tiêu mà phải trải qua quá trình oxi hóa để trở thành dạng hữu dụng.
  • Vì Lưu Huỳnh cần thiết cho giai đoạn đẻ nhánh nên cần bón trên ruộng sớm tốt nhất là lúc gieo Lúa. Bón phân vào cuối giai đoạn đẻ nhánh rộ có thể làm giảm năng suất vụ mùa xuống khoảng ⅓. 
  • Bón 10 kg Lưu Huỳnh/ha khi đất thiếu Lưu Huỳnh vừa phải và 20-40 kg Lưu Huỳnh/ha trên đất bị thiếu Lưu Huỳnh nghiêm trọng.

Kẽm

Kẽm rất cần thiết cho một số quá trình sinh hóa của cây. Ví dụ như chuyển hóa Auxin, sản xuất diệp lục, hoạt hóa Enzyme, tổng hợp Cytochrom và Nucleotide, duy trì độ đồng nhất của màng.

Thiếu Zn (Kẽm) là tình trạng rối loạn dinh dưỡng vi lượng phổ biến nhất trên cây Lúa. Thiếu Kẽm bị gia tăng khi các giống Lúa cao sản hiện đại được đưa vào sản xuất, thâm canh, đa canh,cao, sử dụng phân bón không chứa hàm lượng Kẽm làm gia tăng tình trạng thiếu Kẽm.. Tình trạng thiếu Kẽm đáng báo động ở vùng đất trũng Brazil, Ấn Độ và Philippines (Fageria et al. 2011)

Các dấu hiệu của cây lúa thiếu Kẽm

  • Các đốm nâu xuất hiện trên các lá ở tầng trên, cây còi cọc. Nó thường hay xuất hiện vào từ 2-4 tuần sau cấy với những triệu chứng cây phát triển không đồng đều. Khi cây thiếu Zn (Kẽm) nghiêm trọng, khả năng đẻ nhánh chậm hoặc có thể không đẻ nhánh
  • Hàm lượng (Kẽm) trong mô tế bào thông thường là từ 25 đến 100 ppm và cây biểu hiện thiếu Kẽm khi hàm lượng Kẽm trong tế bào ở mức thấp hơn  20 ppm (In: Naik và Das, 2007).

Khuyến nghị chung về bổ sung  Zn (Kẽm):

  • Rải Zn (Kẽm) trên mặt đất mang lại hiệu quả cao hơn việc bón trực tiếp vào đất. Vì như thế, Zn (Kẽm) sẽ ở dạng hữu dụng lâu hơn . 
  • Zn (Kẽm) Sulfate là được sử dụng phổ biến nhất.
  • Khuyến cáo bón Kẽm có thể thay đổi từ 2 - 6 kg Zn (Kẽm)/ha (Dobermann và Fairhurst, 2000) và 5 - 10 kg Zn (Kẽm)/ha (Fageria, 2011).
  • Phun trực tiếp trên lá sẽ có lợi thế do không bị chuyển thành dạng khó tiêu như bón vào đất 
  • Phun 0,5 - 1L YaraVita Zintrac 700 / ha khi cây đang đẻ nhánh và  giai đoạn Lúa đang hình thành bông 
  • Kẽm dùng  xử lý hạt giống có ưu điểm là tiết kiệm, ít tốn kém. Vì với một lượng nhỏ Zn (Kẽm) trên hạt giống sẽ mang lại hiệu quả và tiện lợi hơn so với phương pháp bón trên mặt đất hay phun trên lá. Đây là kỹ thuật trồng Lúa hiệu quả mà bạn nên áp dụng

Năng suất Lúa được cải thiện đáng kể nhờ phương pháp xử lý hạt giống với Zn (Kẽm) so với đối chứng và có năng suất tương đương với khuyến cáo tiêu chuẩn của Mỹ là 11kg Zn (Kẽm)/ ha- 1 PPI. (Slaton et al. 2001).

Kết bài: Trên đây là kỹ thuật trồng Lúa mà bạn nên nhớ giúp tăng năng suất Lúa. Với những giải pháp dinh dưỡng từ các chuyên gia Yara, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn phân bón phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Lúa.